Bình nóng lạnh nhảy át chống giật là lỗi khá phổ biến mà bất kỳ ai sử dụng bình nước nóng cũng gặp phải. Nếu không xử lý kịp thời nó có thể gây ra nguy hiểm cho người dùng. Hãy cùng chuyên gia Bảo Minh tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục bình nóng lạnh bị nhảy át chống giật qua bài viết dưới đây nhé.
Thiết bị chống giật, viết tắt là ELCB (Earth Leakage Circuit Breaker), là thiết bị giúp phát hiện hiện tượng bị rò rỉ điện và kịp thời ngắt nguồn điện để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Chống giật ELCB được đặt ở đầu nguồn điện vào của thiết bị, có thể là bên trong hoặc bên ngoài bình tuỳ theo hãng sản xuất.
Nhiều người lầm tưởng thiết bị chống giật chính là aptomat (hay còn gọi là CB). Nhưng thực chất, đây là hai thiết bị riêng biệt và có công dụng khác nhau. Aptomat có chức năng ngắt nguồn điện khi xảy ra quá tải, chập, cháy. Còn ELCB làm nhiệm vụ ngắt nguồn điện tạm thời khi phát hiện rò rỉ điện. Cần phân biệt rõ 2 thiết bị này và những lỗi tương ứng để có hướng xử lý phù hợp.
=>>> Xem thêm: Hướng dẫn chọn và lắp aptomat cho bình nóng lạnh
Nguyên lý hoạt động: Chống giật ELCB hoạt động dựa trên sự cân bằng giữa nguồn điện đi vào và nguồn điện đi ra thiết bị. Dòng điện đi ra ở dây nóng và trở về ở dây mát sẽ tạo ra từ trường biến thiên ngược chiều nhau. Hai dòng điện này sẽ bằng nhau khi thiết bị hoạt động bình thường, từ trường biến thiên cũng sẽ triệt tiêu nhau cho điện áp cuộn thứ cấp = 0. Nếu trong trường hợp điện bị rò rỉ, dòng điện trên 2 dây nóng và mát sẽ khác nhau, từ trường biến thiên cũng không thể triệt tiêu nhau, lúc này chống giật ELCB sẽ nhảy.
Nếu chống giật bình nóng lạnh bị nhảy thì chắc chắn nguồn điện có dấu hiệu bị rò rỉ. Có 3 nguyên nhân phổ biến dẫn tới rò rỉ nguồn điện sau đây:
Hỏng rơ le hoặc sợi đốt
Hỏng cục chống giật
Bo mạch điện bị sự cố
Ngoài ra, có nhiều trường hợp do lắp đặt bình nóng lạnh trong phòng tắm, hơi nước bốc lên khiến cục chống giật bình nóng lạnh bị ẩm và tự động nhảy. Nếu vậy, bạn chỉ cần gạt lại công tắc chống giật là bình nóng lạnh sẽ hoạt động trở lại.
=>>> Có thể bạn quan tâm: [Kinh nghiệm 2024] Bình nóng lạnh loại nào tốt nhất hiện nay?
Khi thấy chống giật ELCB bị nhảy, bạn cần xử lý càng sớm càng tốt bằng cách:
Bộ phận thanh đốt có nhiệm vụ chuyển nguồn điện thành năng lượng để làm nóng nước trong bình nóng lạnh. Sau một thời gian dài sử dụng, thanh đốt sẽ bị han gỉ, bề mặt lớp mạ thanh bị rạn nứt hoặc thủng khiến dòng điện bị rò rỉ vào nguồn nước. Lúc này ELCB sẽ cảm biến được tín hiệu bất thường từ dòng điện và ngay lập tức ngắt dòng điện.
Lúc này, hãy tắt nguồn điện và kiểm tra thanh đốt. Bạn nên vệ sinh sạch sẽ vết cặn bẩn, gỉ sét trên thanh đốt và thử bật lại bình nóng lạnh. Nếu không được thì bạn cần thay một thanh đốt mới (lưu ý chọn loại thanh đốt mới có cùng kích thước và chủng loại với thanh đốt cũ).
Rơ le cũng là một trong những nguyên nhân khiến chống giật ELCB bị nhảy. Rơ le giúp giữ cho nhiệt độ của nước trong bình nóng lạnh luôn ở mức cho phép. Nếu bình nóng lạnh sử dụng trong thời gian dài, rơ le cũng dần bị ăn mòn, gây rạn nứt. Nếu thấy thiết bị chống giật không hoạt động, bạn hãy kiểm tra rơ le xem có hỏng hay không rồi thay cái mới là được.
Nếu bình nóng lạnh nhảy chống giật do bo mạch điện bị hỏng, bạn nên gọi thợ đến sửa chữa. Nếu không am hiểu về bo mạch điện, không nên tự ý sửa chữa tại nhà.
Tại vị trí tiếp điểm, đầu nối nếu bị hở và chạm vào vỏ kim loại sẽ gây ra hiện tượng rò rỉ điện. Hãy xem xét thật kỹ các vị trí này, có thể dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường hoặc sử dụng bút thử điện. Nếu thấy dấu hiệu bị hở, bạn cần ngắt nguồn điện và nối chúng lại.
Nếu bạn đã kiểm tra kỹ các thiết bị bên trên và không phát hiện lỗi thì có thể do thiết bị chống giật bình nóng lạnh đang có vấn đề. Bạn nên thay mới thiết bị này theo các bước đơn giản sau đây:
Bước 1: Mở mặt bảo vệ ở khu vực đầu nối bình nóng lạnh
Bước 2: Tháo bỏ dây chống giật cũ đã bị hỏng và thay thế bằng dây chống giật mới vào
Bước 3: Dùng băng dính điện quấn đầu tiếp điểm nối với rơ le để dễ dàng luồn qua ống gen
Bước 4: Ở dây chống giật sẽ có 3 sợi dây điện chia thành các màu: xanh, nâu và xanh vàng. Dây điện màu xanh và nâu sẽ được nối với rơ le, còn dây màu xanh vàng sẽ nối với vỏ bình.
Khi đấu nối xong, bạn nhớ kiểm tra kỹ lại các khớp nối và bật bình hoạt động bình thường.
Bật bình nóng lạnh trước khi tắm tầm 15-30 phút trước khi tắm và tắt nguồn điện khi tắm.
Hạn chế bật bình 24/24.
Sử dụng aptomat cấp nguồn cho thiết bị.
Lắp bình nóng lạnh đúng cách và đặt ở vị trí an toàn cho người sử dụng theo đúng tài liệu hướng dẫn của nhà sản xuất.
Trên đây là những nguyên nhân và cách khắc phục khi gặp lỗi bình nóng lạnh bị nhảy át chống giật. Chúc bạn thành công ! Hãy thường xuyên cập nhật thông tin mới nhất về sản phẩm, các chương trình khuyến mại....trên website banhangtaikho.com.vn nhé !
Có thể bạn quan tâm
Điều hòa Casper inverter 9000 BTU 1 chiều GC-09IS35
Điều hòa Fujiaire 1 chiều 24.000BTU FW24CBC2
▼ 18 %
Điều hòa LG 18000BTU 2 chiều inverter B18END1
21.250.000 đ
17.500.000 đ
Điều hòa Erito 2 chiều 9.000BTU N10HS1
Điều hòa Gree 1 chiều 12000BTU COSMO12CN
7.950.000 đ
Điều hòa Daikin 9000BTU 1 chiều FTF25UV1V
Điều hòa Hitachi inverter 9.000BTU 1 chiều RAS-XJ10CKV
Điều hòa Gree 12.000BTU inverter GWC12CA-K3D9C2I
Điều hòa AQUA 9000BTU 1 chiều inverter AQA-KCRV9WGSB
Điều hòa Casper inverter 24.000BTU 2 chiều IH-24TL11
Điều hòa Gree 12000BTU 2 chiều inverter GWH12PB-K6D1P4
Điều hòa Gree 1 chiều 18000BTU COSMO18CN
12.150.000 đ
Sản phẩm bán chạy
▼ 16 %
Điều hòa Casper inverter 1 chiều 9000 BTU TC-09IS36
5.550.000 đ
4.680.000 đ
▼ 12 %
Điều hòa Panasonic 9000BTU 1 chiều inverter RU9AKH-8
10.490.000 đ
9.300.000 đ
▼ 17 %
Điều hòa Funiki 9000 BTU HSC09TMU
5.350.000 đ
4.480.000 đ
▼ 13 %
Điều hòa Daikin 9000 BTU inverter 1 chiều FTKB25YVMV
9.190.000 đ
8.050.000 đ