Cấu tạo máy sấy quần áo Electrolux & nguyên lý hoạt động [Chi tiết A đến Z]

[7 tháng trước]

Máy sấy quần áo Electrolux là một trong những thương hiệu bán chạy nhất trên thị trường hiện nay bởi độ bền và hiệu quả cao khi sử dụng. Vậy cấu tạo máy sấy quần áo Electrolux bao gồm những bộ phận nào? Mời các bạn theo dõi bài viết sau đây của chyên gia Bảo Minh.

1. Cấu tạo máy sấy quần áo Electrolux gồm những gì?

Trên thị trường hiện có 3 loại máy sấy Electrolux phổ biến nhất đó là:

  • Máy sấy thông hơi 
  • Máy sấy  ngưng tụ
  • Máy sấy bơm nhiệt

Cấu tạo máy sấy quần áo Electrolux

Cấu tạo của các dòng máy sấy này cũng khá giống nhau. Sau đây là những bộ phận chính của một chiếc máy sấy quần áo Electrolux:

  • Phần thân máy 
  • Phần bảng điều khiển để người dùng có thể thao tác tùy chọn các chương trình, cài đặt,....
  • Lồng sấy và mô tơ sấy sẽ thổi hơi nóng vào và làm khô quần áo. 
  • Tấm lọc bụi bẩn, xơ vải 
  • Ngoài ra, tùy thuộc vào công nghệ sấy mà máy sử dụng còn có thêm các bộ phận như: 
  • Bộ phận ngưng tụ khí nóng ẩm thành chất lỏng
  • Hộp đựng nước với máy sấy bơm nhiệt và ngưng tụ 
  • Bộ phận thông hơi thoát khí ra ngoài đối với máy sấy thông hơi
  • Lưới thoát khí

2. Nguyên lý hoạt động của của máy sấy Electrolux

Máy sấy quần áo Electrolux hoạt động theo nguyên lý nào? Mỗi công nghệ sấy sẽ có nguyên lý hoạt động khác nhau, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây:

2.1 Nguyên lý hoạt động của máy sấy quần áo thông hơi Electrolux

Máy sấy quần áo thông hơi sử dụng bộ phận gia nhiệt để làm nóng không khí đi vào để chúng khô hơn. Sau đó khí nóng được đưa vào trong lồng sấy nhờ quạt hút tạo ra luồng khí xoáy kết hợp cùng với sự chuyển động của lồng sấy sẽ làm hơi nước bốc lên tạo thành luồng khí nóng ẩm và được đưa ra ngoài nhờ ống thông hơi. 

2.2 Nguyên lý hoạt động của máy sấy quần áo Electrolux ngưng tụ

Công nghệ máy sấy ngưng tụ sử dụng thanh đốt ceramic để làm nóng không khí trong lồng sấy. Hơi nước được tách ra từ luồng không khí ẩm và được ngưng tụ thành chất lỏng và đẩy lên ngăn chứa nước. Luồng không khí đã được tách nước sẽ luân chuyển trở lại lồng sấy và tiếp tục quy trình tách nước từ quần áo. 

Chu trình hoạt động khép kín này sẽ giúp máy tái sử dụng nhiệt năng một cách hiệu quả, từ đó có thể tiết kiệm đến 50% điện năng tiêu thụ.

Nguyên lý hoạt động của máy sấy quần áo Electrolux ngưng tụ

2.3 Nguyên lý hoạt động của máy sấy quần áo Electrolux bơm nhiệt

Máy sấy quần áo bơm nhiệt không sử dụng điện trở hay bộ gia nhiệt để làm nóng không khí. Thay vào đó, sản phẩm này sử dụng máy nén khí gas để tạo ra các luồng khí nóng thổi vào trong lồng sấy. Luồng khí nóng này sẽ lấy đi hơi ẩm từ quần áo và được hút ra ngoài để được được làm mát ngay lập tức. Hơi ẩm lúc này được ngưng tụ lại và đẩy lên hộp chứa nước phía trên. Còn phần khí nóng lại tiếp tục tuần hoàn trở lại để làm khô quần áo.

=>>>> Xem thêm: Giá bình nóng lạnh Ariston 20l mới nhất & Rẻ nhất

3. Chia sẻ một số lưu ý khi sử dụng máy sấy quần áo Electrolux

Máy sấy Electrolux là thiết bị hữu ích đối với các bà nội trợ, giúp cho việc nhà trở nên đơn giản, nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên, để sử dụng sản phẩm này hiệu quả, an toàn và bền bỉ nhất, sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn một số điều cần lưu ý:

3.1 Lựa chọn chế độ sấy phù hợp với từng loại chất liệu

Nhiều bà nội trợ khá bận rộn nên thường cho hết tất cả quần áo vào chung một mẻ và sấy. Tuy nhiên, mỗi chất liệu vải sẽ có độ dày khác nhau sẽ phù hợp với những chế độ sấy khác nhau. 

Các loại máy sấy hầu hết đều có các chế độ phổ biến như: sấy khô tự động, sấy quần áo mỏng, sấy quần áo có chất liệu tổng hợp. Việc lựa chọn chế độ sấy riêng cho từng loại quần áo sẽ giúp bạn tối ưu được hiệu quả hoạt động và tiết kiệm thời gian hơn. Đồng thời quần áo cũng được bảo vệ tốt và bền màu hơn. 

3.2 Lựa chọn thời gian sấy cho quần áo

Bên cạnh việc chọn chế độ sấy cho từng loại quần áo thì bạn cũng cần lưu ý đến thời gian sấy. Nếu như quần áo mỏng mà bạn để thời gian sấy quá lâu sẽ khiến chúng bị co lại, làm mất form dáng và bị nhăn nhàu. 

Bạn có thể lựa chọn thời gian sấy là 30 phút, 60 phút hay 90 phút tùy thuộc vào từng chất liệu quần áo để không lãng phí điện năng. 

3.3 Điều chỉnh nhiệt độ sấy phù hợp cho quần áo 

Việc điều chỉnh nhiệt độ sấy quần áo cũng vô cùng quan trọng

Với các loại quần áo dày như vải jean, khăn tắm, quần áo bông thì bạn cần điều chỉnh nhiệt độ sấy lên cao để có thể làm khô hoàn toàn. 

Quần áo từ sợi tổng hợp bạn có thể lựa chọn nhiệt độ sấy trung bình 

Còn với các đồ lụa, vải mỏng bạn nên chọn sấy ở nhiệt độ thấp.

lưu ý khi sử dụng máy sấy quần áo Electrolux

=>>> Xem thêm: Cách vệ sinh máy giặt LG chuẩn như chuyên gia chỉ với 5 bước

3.4 Không cho thêm quần áo vào lồng sấy khi đang hoạt động 

Khi máy đang hoạt động, nhiệt độ bên trong lồng sấy sẽ rất nóng. Vì vậy mà bạn tuyệt đối không nên mở cửa để cho thêm đồ vào. Hơn nữa việc cho thêm quần áo vào sau cũng không thể khô hoàn toàn được. 

3.5 Nên cho giấy thơm vào sấy cùng quần áo 

Một mẹo nhỏ giúp quần áo sau khi sấy thơm hơn đó là bạn hãy sử dụng các miếng giấy thơm. Chỉ cần cho vào lồng sấy 1 miếng giấy thơm sẽ giúp đánh bay mùi hôi trên quần áo hiệu quả. 

3.6 Lấy quần áo ra ngay sau khi máy đã sấy xong 

Khi máy đã hoàn thành chương trình sấy, bạn hãy mở cửa để khí nóng thoát ra ngoài. Tiếp theo, bạn hãy lấy toàn bộ quần áo ra khỏi lồng sấy. Không nên để chúng ở trong lồng sấy quá lâu vì như thế quần áo sẽ bị nhăn nhàu và tiếp xúc lâu với hơi nóng sẽ nhanh hỏng hơn. 

Bên cạnh đó bạn cũng nên vệ sinh, bảo dưỡng máy sấy Electrolux định kỳ để máy luôn hoạt động hiệu quả và bền hơn.

Trên đây, Công ty Bảo Minh (Bán Hàng Tại Kho) vừa chia sẻ với các bạn cấu tạo máy sấy quần áo Electrolux cũng như nguyên lý hoạt động của chúng. Hy vọng bài viết đã đem đến cho các bạn những thông tin hữu ích để từ đó sử dụng sản phẩm này hiệu quả hơn. Nếu cần tư vấn thêm, đặt mua máy sấy quần áo Electrolux, các bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline nhé.

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bán chạy